One Championship liệu có vực dậy nền võ thuật Việt?

Sự xuất hiện lần đầu tiên của One Championship tại Việt Nam đã khiến làng Võ Việt trở nên sôi động.

Và giờ là lúc người hâm mộ võ thuật Việt Nam phải băn khoăn. Tại sao ngày xưa có võ đài tự do thể hiện tính hiện thực hấp dẫn của võ Việt, nay không còn? Và có phải dựa vào các giải đấu từ nước ngoài mang về không?
Trong những buổi trà chiều, nhiều võ sư lão làng của Việt Nam thường kể về những thế võ cổ truyền hấp dẫn, cùng lời thách đấu ‘long trời lở đất” của các võ sư hàng đầu vùng.

Hầu hết mọi người đều tự hào vì võ Việt Nam thực chiến hàng đầu thế giới và lợi hại không kém gì võ Trung Quốc, sau đó là judo, taekwondo và Muay Thái. Thực tế, hệ thống võ thuật chuyên nghiệp hàng đầu thế giới gần như không thiếu võ sĩ Việt Nam. Người dân Việt Nam rất đam mê võ thuật, nhưng môn đối kháng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào các giải vô địch quốc gia, châu lục, thế giới và Đông Nam Á.

Đó là một sự thật kỳ lạ của võ thuật. Không giống như các môn thể thao khác, giải vô địch thế giới và Thế vận hội trong thế giới võ thuật là bối cảnh dành cho những người nghiệp dư và có xu hướng tập luyện các môn võ chú trọng rèn luyện sức khỏe hơn là chiến đấu.

One Championship

Các trận tranh đai vô địch không có người Việt

Chúng ta không bao giờ nghe chuyện các võ sĩ lừng danh như Mike Tyson, Floyd Mayweather, Evander Holyfield hay Tyson Fury giành HCV Olympic. Họ chỉ thi đấu Olympic khi sự nghiệp vẫn ở mức độ nghiệp dư. Khi đã nổi tiếng, những võ sĩ hàng đầu thế giới chỉ quyết đấu ở những sự kiện tranh đai vô địch.

Ở đó, những lần thượng đài luôn đứng trước sức ép nghẹt thở của hàng vạn khán giả; công nghệ giải trí hàng đầu và một… núi tiền. Trong boxing, đó là WBO, WBC, IBF… Còn với MMA (võ tự do); những đấu trường danh giá nhất có thể kể ra như UFC, KOTC và cả One Championship.

Không tham gia cuộc chơi của những võ đài hàng đầu thế giới, làng võ thuật VN vì thế cũng rất buồn tẻ. Hầu hết võ đài các giải đấu – từ vovinam; võ cổ truyền cho đến cả muay Thái; taekwondo; boxing đều vắng bóng khán giả.

Cách đây vài năm xuất hiện võ đài Let’s Viet tưởng chừng sẽ khuấy động được làng võ Việt; nhưng rồi cũng sớm chia tay khán giả vì quá… ế.

Buồn tẻ, vắng khán giả, trình độ thực chiến của các võ sĩ VN vì vậy cũng không được chứng thực. Trong làng võ VN; chỉ có nhà vô địch Nguyễn Trần Duy Nhất là thường tham gia các trận đấu tranh đai ở nước ngoài. Anh được xem là ngôi sao sáng nhất trong giới võ thuật Việt (thật ra Duy Nhất là võ sĩ muay Thái).

Bi Nguyễn đỏ máu trong trận đấuMáu đổ trong trận Bi Nguyễn với Puja Tomar

One Championship liệu có khác?

Không được xem trực tiếp các trận đấu đỉnh cao; nhưng bản chất hiếu võ của người Việt chẳng kém ai. Điển hình là những trận boxing; rồi MMA đỉnh cao luôn nhận được sự quan tâm lớn.

One Championship – hệ thống đấu trường MMA số một châu Á – khi được Đài truyền hình VN phát sóng có lượng khán giả người Việt rất đông đảo. CEO người Thái Lan của One; ông Chatri Siyodtong; cũng sớm nắm bắt thị hiếu này.

Suốt nhiều tháng qua, One Championship chạy đà cho việc đưa giải đấu này đến VN cũng như xin giấy phép thi đấu cho MMA (ở VN chưa cho phép tổ chức thi đấu MMA, dù đã nhiều nơi huấn luyện loại hình thi đấu này).

Hiện nay giấy phép MMA vẫn chưa ngã ngũ; nhưng One Championship thì đã chính thức đặt chân đến VN. Tối 6-9, nhà thi đấu Phú Thọ đón hơn 3.000 CĐV đến xem sự kiện One: Immortal Triumph – giải đấu muay Thái – kickboxing do êkip của ông Siyodtong tổ chức; dù giá vé không hề rẻ: từ 300.000 đến 5 triệu đồng!

Cả thảy 14 trận đấu cho một đêm sự kiện; với 5 trong số đó có sự tham gia của những võ sĩ người Việt hoặc gốc Việt. Những khán giả đến nhà thi đấu Phú Thọ đã không phải thất vọng. Vẫn là Nguyễn Trần Duy Nhất (được xếp ở trận đấu “đinh” thứ 2); nhưng xem anh thi đấu ở một trận tranh đai chuyên nghiệp tạo cảm giác khác hẳn so với những lần xuất trận trước đây.

Lượng CĐV đông đảo cùng dàn công nghệ âm thanh; ánh sáng của One Championship mang sang là sự khác biệt chủ yếu. Ngoài ra còn có những khoản tiền thưởng lớn; và một lý do quan trọng khác: không sử dụng các vật dụng bảo hộ; theo đúng luật chơi của những võ đài hàng đầu thế giới.

Võ thuật là phải đổ máu?

Bi Nguyễn, một cô gái người Mỹ gốc Việt; là võ sĩ gây ấn tượng nhất trong đêm One: Immortal Triumph. Có thể hình nhỏ con hơn đối thủ người Ấn Độ Puja Tomar; Bi Nguyễn mất điểm sau vài lần bị đánh ngã đầu trận.

Nhưng màn điên cuồng lao vào đối thủ giúp Bi Nguyễn ngược dòng một cách ngoạn mục. Không chỉ bầm giập; cô gái 29 tuổi còn gây ấn tượng với hình ảnh toàn thân bê bết những vết máu của chính… Tomar.

One Championship

Những hình ảnh máu me nhìn khá ghê rợn của đêm One: Immortal Triumph cũng tạo nên không ít ý kiến trái chiều. Nhiều người tin rằng những võ đài chuyên nghiệp của boxing; MMA; muay Thái hay kickboxing là quá đẫm máu và bạo lực để xuất hiện rộng rãi trên truyền thông.

Đấu võ chắc chắn là một môn thể thao mang tính bạo lực; nhưng ý kiến cho rằng nó không nên xuất hiện trên truyền thông vì những cảnh máu me chưa chắc đã chính xác. Những người ủng hộ đã đưa ra sự so sánh với bóng đá.

Thể thao phải có sự cạnh tranh

Tại sao khi một cầu thủ bóng đá đổ máu và tiếp tục thi đấu; các phương tiện truyền thông đều ca ngợi đó là sự dũng cảm. Nhưng máu đổ trên võ đài thì không khen; mà cho rằng đó là bạo lực? Hình ảnh Bi Nguyễn – với khuôn mặt bê bết vết máu – cũng xứng đáng được ca ngợi bởi ý chí chiến đấu của cô.

Nói về tính giáo dục; hầu hết những môn thể thao đối kháng va chạm (như bóng đá; bóng rổ; bóng bầu dục) đều ngập tràn những màn tiểu xảo; chơi xấu; và đôi khi là những cú đốn gãy chân đối thủ rợn người.

Nếu so sánh, võ đài tuy bạo lực nhưng vẫn “đường đường chính chính”; và thật sự với những võ sĩ cùng hạng cân, đẳng cấp thì gây nguy hiểm cho nhau cũng không hề dễ dàng!

Chưa kể, thống kê của Wikipedia cho thấy từ trước đến nay có 65 người chết trên võ đài chuyên nghiệp. Trong khi đó, có đến 169 cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đã gục ngã trên sân cỏ; và mãi mãi không đứng dậy!

Công sức xứng đáng

Duy Nhất

Xuất thân “con nhà nòi”; lại là một trong những võ sĩ dày dạn kinh nghiệm nhất làng Muay Việt Nam; Nguyễn Trần Duy Nhất đánh giá cao tầm quan trọng của việc thi đấu đối kháng trong môn võ khắc nghiệt và mang tính thực chiến cao này. Đó là lý do vì sao bên cạnh việc tích cực cho học trò tham gia các giải đấu chính thức của bộ môn; anh còn tự tổ chức thêm nhiều buổi giao lưu; thi đấu với các CLB bạn để cùng nâng tầm trình độ và kinh nghiệm của lứa võ sĩ trẻ.

Vào năm 2017, Duy Nhất đã mở CLB Muay thứ hai tại quận 5 cùng với đó là sự kiện “No.1 Muay Club Fight Night” để các vận động viên ở các phòng tập khác nhau có cơ hội thi đấu; cọ xát và học hỏi lẫn nhau. Được sự hỗ trợ của ‘Độc cô cầu bại’ Nguyễn Trần Duy Nhất và em trai Nguyễn Trần Tự Do; “No.1 Muay Club Fight Night” đã phát hiện ra nhiều tên tuổi thi đấu giành được huy chương tại các giải quốc gia và quốc tế. Những vận động viên đáng chú ý bao gồm Trần Trung Nghĩa; Phạm Nguyễn Anh Vũ; Phạm Đình Toàn; Phạm Thị Diễm Trang; Đào Minh Bảo; và Dương Hoàng Tuấn./.

Nguồn: thethao.tuoitre.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Thể thao điện tử Esport

[pt_view id=”86781db8gd”]

Thể thao khác

[pt_view id=”adde466qv7″]

Hậu trường thể thao

[pt_view id=”635dd9bpaz”]